Mục đích Khảo_cổ_học

Mục đích của khảo cổ học là nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người và hoạt động của con người trong quá khứ. Gần như toàn bộ lịch sử loài người nằm trong thời nguyên thủy. Nhiều bước tiến vĩ đại diễn ra trong thời kì này như: sự tiến hóa từ vượn cổ phương Nam đến người hiện đại, những tiến bộ kĩ thuật và tiến bộ về xã hội, nhưng không có văn bản nào để nghiên cứu. Chúng ta không thể hiểu được thời đại này nếu không dùng đến những phương pháp khảo cổ.[18]

Hình ảnh vượn người phương Nam

Không chỉ thời Tiền sử, mà thời kì con người đã có lịch sử và văn hóa vẫn cần đến khảo cổ học, thông qua phân ngành khảo cổ học lịch sử. Vì nhiều nền văn minh như Hy Lạp cổ đại hay Lưỡng Hà, văn bản thường chưa hoàn thiện và có sự thiên vị. Học vấn trong nhiều xã hội rất hạn chế, thường chỉ giới hạn ở tầng lớp quý tộctăng lữ. Thị hiếuthế giới quan của nhóm người này khác biệt rất lớn với phần còn lại của xã hội. Văn bản đại diện cho quan điểm và nhận thức chung của xã hội rất hiếm, hầu như không được lưu trữ. Bởi vậy, văn bản không được tin cậy như nguồn nghiên cứu độc nhất.

Học thuyết

Không có một phương pháp tiếp cận nào được tất cả nhà khảo cổ tán thành. Khi khảo cổ mới được hoàn thiện cuối thế kỉ 19, phương pháp tiếp cận đầu tiên là khảo cổ lịch sử - văn hóa, chú trọng giải thích nguyên nhân văn hóa thay đổi và thích nghi nhiều hơn là tìm sự thật về những gì đã diễn ra, vì vậy nó nhấn mạnh chủ nghĩa cá biệt lịch sử, cho rằng các nền văn hóa có thể đến cùng một đích qua nhiều con đường khác nhau.[19] Đầu thế kỉ 20, các nhà khảo cổ dùng phương pháp tiếp cận trực tiếp lịch sử, khảo sát di tích từ thời Tiền sử đến hiện đại.[19]

Vào thập niên 60 thế kỉ 20, trào lưu khảo cổ mới xuất hiện bởi các nhà khảo cổ Mĩ, tiêu biểu là Lewis BinfordKent Flannery, đối nghịch lại khảo cổ lịch sử - văn hóa.[20][21] Khảo cổ mới được coi là khoa học hơn, nhân học hơn với sự sử dụng giả thuyết và các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại.[19] Đến thập niên 80, trào lưu hậu khảo cổ mới xuất hiện dưới sự lãnh đạo của các nhà khảo cổ Anh Michael Shanks,[22][23][24][25] Christopher Tilley,[26] Daniel Miller [27][28]Ian Hodder [29][30][31][32][33][34], đặt dấu hỏi cho khảo cổ mới về sức hấp dẫn của chủ nghĩa thực chứngtính khách quan và nó nhấn mạnh quy luật nhân quả. Tuy nhiên các nhà khảo cổ mới cho rằng hậu khảo cổ mới thiếu tính khoa học cần thiết, tính đúng đắn của khảo cổ mớihậu khảo cổ mới vẫn còn được tranh cãi.

Ngày nay, lý thuyết khảo cổ chịu ảnh hưởng từ rất nhiều học thuyết như thuyết Tân Darwin, thuyết hiện tượng, thuyết hậu hiện đại, thuyết can thiệp, khoa học nhận thức, thuyết chức năng, khảo cổ các học giả tính, khảo cổ học nữ quyềnthuyết hệ thống.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khảo_cổ_học http://archaeology.about.com/od/historyofarchaeolo... http://www.etymonline.com/index.php?term=archaeolo... http://abcnews.go.com/Technology/lost-pyramids-egy... http://www.newscientist.com/article/mg22329883.900... http://www.thegreatcourses.com/tgc/courses/course_... http://www.theguardian.com/world/2013/aug/25/peru-... http://www.jstor.org/stable/275881 http://www.jstor.org/stable/73925 http://www.staff.ncl.ac.uk/kevin.greene/wintro http://www.armadale.org.uk/kite03.htm